CHĂM SÓC TRẺ KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG KHIẾN TRẺ DỄ BỊ SUY DINH DƯỠNG

CHĂM SÓC TRẺ KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG KHIẾN TRẺ DỄ BỊ SUY DINH DƯỠNG

Thứ Bảy, 04/05/2024 0

CHĂM SÓC TRẺ KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG KHIẾN TRẺ DỄ BỊ SUY DINH DƯỠNG

------

Chăm sóc em bé đòi hỏi cha mẹ phải lưu ý tới những điều nhỏ nhặt nhất, loại bỏ những quan niệm sai lầm khiến bé chán ăn, chậm lớn,… Dưới đây là 1 số khuyến cáo của các bác sỹ dinh dưỡng về các sai lầm của bố mẹ trong quá trình chăm sóc con.

1. Luôn sử dụng nước hầm xương

Quan niệm hoàn toàn sai lầm là sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ của thực phẩm đã tan vào trong nước. Thực ra, qua các phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm,…), chất xơ (rau củ) có ninh, nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở trong phần xác mà không tan được vào trong nước. Vì vậy, muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm,…

2. Nếm gia vị trong đồ ăn của trẻ vừa miệng người lớn

Khi chăm sóc em bé, bố mẹ lưu ý giữ đồ ăn có vị nhạt hơn vì lưỡi trẻ rất nhạy cảm. Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều vì lưỡi của cha mẹ bị “chai đi” và có trường hợp mất cả cảm giác. Vì vậy khi nếm thức ăn cho trẻ cần nhạt hơn lưỡi của cha mẹ một chút.

3. Hâm lại thức ăn

Khi hâm lại đồ ăn cho bé (lần 1, 2,…) lượng vitamin trong rau,.. sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn, trẻ sẽ ngán và không muốn ăn.

4. “Lạm dụng” máy xay sinh tố

Nhiều trẻ đã 3 – 4 tuổi, răng mọc đầy đủ mà vẫn phải ăn đồ ăn xay bằng máy xay sinh tố. Nên tập cho bé ăn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ từ 06 tháng tuổi tập ăn bột loãng rồi đặc dần, 7 – 8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc. 12 tháng, tập quen với cháo nấu còn hột và các thực phẩm mềm như phở, bún,… Trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Gửi bình luận

Giỏ hàng

0
0
Giỏ hàng