Wintop.vn - Sữa Wintop - Thơm ngon, dễ uống, nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho cả gia đình. Bổ sung chiết xuất hạt óc chó. Nguyên liệu sữa non nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Nguyên liệu đạm đậu nành nhập khẩu từ Hoa Kỳ
Wintop - Top 5 Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á
Sáng ngày 22/6/2024, Wintop vinh dự được nhận giải thưởng Top 5 Thương hiệu hàng đầu Châu Á - Asia Top Brand Awards 2024 tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế 2024. Giải thưởng danh giá này là minh chứng cho hành trình không ngừng nỗ lực của Wintop trong việc mang đến nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho mọi nhà. Wintop luôn tự hào là nhãn sữa dinh dưỡng uy tín hàng đầu cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em tới người lớn và được các chuyên gia khuyên dùng. Giải thưởng lần này đã một lần nữa khẳng định vị thế của Wintop trên thị trường sữa ở châu Á nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Đây cũng là động lực vững chắc để Wintop tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và mang đến các dòng sản phẩm dinh dưỡng chất lượng hơn nữa trong tương lai. Wintop xin gửi lời tri ân chân thành đến Ban tổ chức Asia Top Brand Awards 2024, các cơ quan chức năng, các hiệp hội uy tín trong nước và quốc tế đã ghi nhận và trao tặng giải thưởng danh giá này. Đặc biệt, Wintop xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý khách hàng đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng nhãn hàng trong suốt thời gian qua. Sữa Wintop - Thơm ngon, dễ uống, nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho cả gia đình. ✔️ Bổ sung chiết xuất hạt óc chó ✔️ Nguyên liệu sữa non nhập khẩu từ Hoa Kỳ ✔️ Nguyên liệu đạm đậu nành nhập khẩu từ Hoa Kỳ
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC LƯU Ý MẸ CẦN BIẾT
Vitamin là một nhóm chất thiết yếu đối với sức khỏe của trẻ. Nếu thiếu vitamin sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, làm gián đoạn sự phát triển của con. Cùng tìm hiểu các loại vitamin và cách bổ sung vitamin cho trẻ trong bài viết sau đây mẹ nhé! 1. Các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ Vitamin là nhóm các phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng nhỏ để đảm bảo quá trình trao đổi chất mà cơ thể không tự tổng hợp đủ, phải lấy từ nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày. Mỗi loại vitamin sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau, cụ thể có thể chia làm 2 nhóm như sau: Vitamin tan trong chất béo (dầu, mỡ): Vitamin A: Vitamin A có tác dụng bảo vệ biểu mô, giác mạc mắt, da, niêm mạc, ruột non, khí quản và các tuyến bài tiết. Qua đó, vitamin A giúp tăng cường thị lực, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư. Vitamin D: Loại vitamin này đóng vai trò tăng hấp thu canxi và duy trì nồng độ canxi, photphat trong huyết thanh ổn định. Từ đó quá trình khoáng hóa xương diễn ra thuận lợi, hỗ trợ phát triển và tái tạo xương. Vitamin E: Đây là một dạng vitamin tan trong chất béo, có công dụng bảo vệ màng tế bào khỏi quá trình oxy hóa, ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, vitamin E còn hỗ trợ phát triển thị lực, tăng cường miễn dịch, cơ khớp trở nên linh hoạt hơn. Vitamin K: Loại vitamin này tan trong chất béo, có tác dụng điều chỉnh sau tổng hợp protein cho quá trình đông máu hoặc kiểm soát sự liên kết canxi trong xương, mô. Qua đó, vitamin K giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến đông máu, ngừa loãng xương, hỗ trợ điều trị xuất huyết. Vitamin tan trong nước: Vitamin B: Đây là vitamin tan trong nước, gồm các loại B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12. Vitamin nhóm B giữ vai trò quan trọng trong trao đổi chất, hệ thần kinh, cơ bắp, mắt, da và tóc giúp cung cấp năng lượng, tăng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch, thiếu máu. Vitamin C: Vitamin C có công dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch. Ngoài ra, vitamin còn giúp tăng hấp thu sắt để quá trình sản xuất hồng cầu suôn sẻ hơn, hạn chế tình trạng thiếu máu. 2. Tại sao nên bổ sung vitamin cho trẻ? Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin vì một số nguyên nhân như chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, trẻ biếng ăn, trẻ mắc bệnh lý. Việc thiếu vitamin có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ như còi xương, chậm phát triển, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh ở mắt, tăng nguy cơ xuất huyết,... Để phòng tránh các vấn đề sức khỏe này, mẹ cần chú ý bổ sung vitamin đầy đủ theo nhu cầu của trẻ. 3. Nhu cầu vitamin theo từng giai đoạn của trẻ Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có nhu cầu về vitamin khác nhau. Cụ thể như sau: Vitamin A: Dưới 6 tháng là 400mcg, 6 - 12 tháng là 500mcg, 1 - 3 tuổi là 300mcg, 4 - 8 tuổi là 400mcg. Vitamin B: Dưới 6 tháng là 100mcg (B6), 0.4mcg (B12); 6 - 12 tháng là 300mcg (B6), 0.5mcg (B12); 1 - 3 tuổi là 500mcg (B6), 0.9mcg (B12);... Vitamin C: Dưới 6 tháng là 40.000mcg, 6 - 12 tháng là 50.000mcg, 1 - 3 tuổi là 15.000mcg, 4 - 8 tuổi là 25.000mcg. Vitamin D: Dưới 6 tháng là 400mcg, 6 - 12 tháng là 400mcg, 1 - 3 tuổi là 600mcg, 4 - 8 tuổi là 600mcg. Vitamin E: Dưới 6 tháng là 4000mcg, 6 - 12 tháng là 5000mcg, 1 - 3 tuổi là 6000mcg, 4 - 8 tuổi là 7000mcg. Vitamin K: Dưới 6 tháng là 2mcg, 6 - 12 tháng là 2.5mcg, 1 - 3 tuổi là 30mcg, 4 - 8 tuổi là 55mcg. 4. Bổ sung vitamin cho trẻ như thế nào? Một trong những cách bổ sung vitamin hiệu quả và an toàn là thông qua các thực phẩm tự nhiên như rau củ quả, thịt cá,... 4.1. Thực phẩm chứa vitamin A Vitamin A thường có nhiều trong các thực phẩm như gan động vật, rau bina, bông cải xanh, bí ngô, cà chua, ớt chuông, cà rốt, khoai lang, váng sữa, xoài, dưa lưới, quả mơ khô. 4.2. Thực phẩm chứa vitamin B Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm sữa, trứng, khoai lang, cá hồi, thịt heo, thịt bò, thịt gà, hàu, nghêu, trai xanh, rau dền, rau bina, củ cải, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó,...), quả cam. 4.3. Thực phẩm chứa vitamin C Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, cải Brussels, ớt chuông, khoai tây, cà chua, quả kiwi, dâu tây, quả ổi, quả bưởi, dưa lưới, đu đủ,... 4.4. Thực phẩm chứa vitamin D Một số thực phẩm giàu vitamin D không thể bỏ qua gồm trứng gà, nấm, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, quả cam, sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, thịt bò, thịt heo, yến mạch,... 4.5. Thực phẩm chứa vitamin E Thực phẩm giàu vitamin E nên bổ sung cho trẻ gồm cá hồi, cá trích, cá tuyết, dầu oliu, dầu mè, bông cải xanh, măng tây, cải bó xôi, bí đỏ, đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương, quả bơ,... 4.6. Thực phẩm chứa vitamin K Các thực phẩm chứa vitamin K tốt cho trẻ gồm cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh, măng tây, cần tây, cà rốt, dưa chuột, trứng, đậu xanh, dầu oliu, quả bơ, quả mận,... 5. Các lưu ý để bổ sung vitamin cho trẻ đúng cách Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, sau đây là một vài điều mẹ cần lưu ý khi bổ sung vitamin cho con: Chỉ dùng vitamin tổng hợp khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ sử dụng. Cung cấp vitamin đủ liều lượng cho trẻ, không bổ sung quá nhiều hay quá ít. Ưu tiên bổ sung vitamin từ các thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh. Tạo môi trường dung môi phù hợp để vitamin được dung nạp và hấp thu tốt trong cơ thể trẻ. Đối với vitamin tan trong nước thì mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, còn đối với vitamin tan trong dầu thì mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa hàm lượng cao chất béo (chẳng hạn như váng sữa) để hấp thu tốt vitamin.
CÁCH CHỌN SỮA ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH CÒI XƯƠNG CHO BÉ
CÁCH CHỌN SỮA ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH CÒI XƯƠNG CHO BÉ ------ Tình trạng trẻ bị còi xương ngày nay khá phổ biến. Ngoài việc cung cấp vitamin D và sử dụng sữa mẹ một cách tốt nhất cho trẻ thì nhu cầu bổ sung thêm sữa ngoài cũng rất quan trọng. Chính vì thế, chọn cho con uống sữa gì? Ngoài trách nhiệm của các nhà sản xuất, các bậc cha mẹ cũng phải trang bị cho mình một số kiến thức để tránh những hậu quả đáng tiếc. 1. Xác định đúng nguyên nhân gây còi xương ở trẻ Thiếu vitamin D là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh còi xương, làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Bổ sung vitamin D vào chế độ ăn của trẻ có tác dụng dự phòng & giảm nguy cơ mắc bệnh.Vitamin D được tổng hợp chủ yếu qua ánh sáng mặt trời chiếu vào da để chuyển từ thể không hoạt động sang hoạt động. Vitamin D tan trong chất béo & có nhiều trong thức ăn động vật (gan, cá, trứng, sữa,…). Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm chức năng. Chính vì vậy, cho trẻ bị còi xương ăn thêm sữa là rất hợp lý, bởi đây là dạng thức ăn dễ hấp thụ của trẻ. Tuy vậy, cho con ăn sữa gì là rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự tư vấn của bác sỹ. 2. Xác định thành phần của sữa Điều này hết sức quan trọng vì khi bé bị còi xương, cha mẹ phải biết con bị còi xương ở thể nào & bổ sung cho trẻ chất gì. Việc không có kiến thức về sữa đã gây hoang mang cho rất nhiều cha mẹ khi nuôi con. Đa số bà mẹ chỉ thấy quảng cáo sữa tốt là mua cho con ăn mà không biết với con mình cần phải bổ sung loại sữa nào, có chất gì. Trẻ bị còi xương nên uống sữa chưa nhiều vitamin D & canxi, các mẹ cần chú ý điều này. 3. Sữa đắt tiền chưa chắc đã là tốt nhất Điều quan trọng nhất khi nuôi trẻ các bậc cha mẹ phải nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất, sữa ngoại chưa hẳn đã tốt hơn sữa nội. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa bán với giá rất cao. Các bà mẹ lại có tâm lý tiền nào của nấy và sính ngoại, tin vào quảng cáo, thậm chí coi loại sữa đắt tiền như một loại biệt dược mà không biết rằng việc sử dụng không hợp lý sẽ khiến trẻ ngày càng còi xương hơn do không phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ. 4. Sử dụng sữa công thức như thế nào? Ngoài chế độ ăn hàng ngày, trẻ từ 6 – 14 tuổi vẫn cần uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi giúp trẻ phát triển chiều cao, nhất là với những trẻ không chịu ăn tôm, cua, cá hàng ngày. Đối với những trẻ còi xương, nên chọn loại sữa cao năng lượng (mỗi ml cung cấp 1kCal). Nó giúp trẻ mau phục hồi dinh dưỡng. Số lượng uống không hạn chế, có thể uống 500 – 800 ml/ngày.
CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO TRẺ SƠ SINH
CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO TRẺ SƠ SINH ------ Giấc ngủ của trẻ khi mới chào đời là vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện về trí não và thể chất của bé. Để giúp con trẻ có giấc ngủ ngon, các mẹ nên trang bị cho mình một số kiến thức sau: 1. Nhiệt độ phòng ngủ: lý tưởng nhất là 22 độ C. 2. Thời gian ngủ: trong những tuần đầu, trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 – 20h/ngày. 3. Giấc ngủ sâu (chiếm khoảng 80% giấc ngủ của trẻ sơ sinh): Đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các khu vực liên quan đến thị giác và não bộ của trẻ. 4. Dỗ dành bé • Dỗ dành, vỗ về bé, một vài động tác mát xa nhẹ nhàng giúp giấc ngủ của bé sơ sinh đến dễ dàng hơn. • Không nên rung lắc em bé quá mạnh để tránh làm tổn thương cơ thể non nớt của bé. 5. Giữ nhiệt độ cân bằng cho bé • Nếu thời tiết quá lạnh, mẹ có thể cho bé mặc nhiều lớp quần áo đi ngủ. Giữ ấm cơ thể giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. • Không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. Trẻ sơ sinh chỉ cần mặc thêm 1 lớp quần áo so với người lớn là đủ. 6. Tập cho con tự ngủ • Khi bé bắt đầu buồn ngủ, mẹ đặt bé xuống giường (nôi) để bé hình thành thói quen nằm xuống giường có thể tự ngủ. • Không nên để bé ngủ ngay trên tay mẹ… vì như vậy bé sẽ không có thói quen tự ngủ mà chỉ ngủ khi nào được mẹ bế. 7. Lập thời gian biểu ngủ • Nên thiết lập thời gian ngủ nhất định sẽ khiến giấc ngủ của bé trở thành 1 phản xạ có điều kiện. • Không nên để giường ngủ của bé ở khu vực đèn sáng, có tiếng ồn hay quá chật chội với chăn, gối, đồ chơi. 8. Tạo sự thoải mái cho bé • Nên trang bị “bỉm”, tã dán mềm mịn, khô thoáng, thấm hút và chống tràn hiệu quả cho bé, tạo cảm giác thoải mái tối đa, giúp giấc ngủ của bé sâu hơn. • Không nên dùng các đồ tã lót, bỉm kém chất lượng khiến trẻ bị ẩm ướt khó chịu… gây khó ngủ cho bé.